Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Tuấn Long nhà cung cấp thép ống cho sản phẩm cột biển báo hiệu và giá Long Môn
Đây là dự án đường ô-tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương tới thành phố cảng Hải Phòng. Dự kiến tới tháng Q1/2017 sẽ kết nối đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng vào đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng này, hoàn thiện kết nối tam giác kinh tế phía Bắc mà hạt nhân là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo Quyết định số 1621/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ "Về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Ðường ô-tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng" thì Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)là chủ đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BOT. Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Ðầu tư tài chính Việt Nam có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) nắm giữ 51%.
Sản phẩm thép ống nhập khẩu của Công Ty TNHH TM & DV Tuấn Long: phi 508x16 ly và phi 273x9,27... phục vụ sản xuất cột biển chỉ dẫn đường cao tốc và lắp đặt giá Long Môn với công nghệ mới nhất sản phẩm được mạ kẽm nhúng nóng có bề mặt sáng bóng, mác thép ống nhập khẩu rất tốt chuyên dùng, chịu lực chịu mài mòn oxi hoá mang lại sản phẩm tối ưu nhất trường tồn với thời gian đã góp một phần nhỏ trong kế hoạch tuyến đường huyết mạch cao tốc từ Thành Phố Hà Nội đi Thành phố Hải Phòng
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng là vốn huy động trong xã hội(vay vốn nước ngoài), và lấy các công trình xung quanh dự án để thu hồi vốn: Các Khu Công nghiệp, các khu đô thị. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí để hoàn vốn trong khoảng 35 năm, sau đó giao lại Nhà nước quản lý.
Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ðiểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mố bắc cầu Thanh Trì 1.025 m; đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn: Thạch Bàn (quận Long Biên), Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) của thành phố Hà Nội; Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến (huyện Văn Giang), Hoàn Long, Yên Phú, Việt Cường, Minh Châu, Lý Thường Kiệt, Tân Việt (huyện Yên Mỹ), Đào Dương, Tân Phúc, Bãi Sậy (huyện Ân Thi) của tỉnh Hưng Yên; Thái Dương, Thái Hòa, Thúc Kháng, Tân Hồng, Bình Minh, Thái Học, Nhân Quyền, Cổ Bì (huyện Bình Giang), Yết Kiêu, Lê Lợi, thị trấn Gia Lộc, Gia Khánh, Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc), Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Bình Lãng, Chí Minh (huyện Tứ Kỳ), Thanh Hồng, Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà) của tỉnh Hải Dương; Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Viên, Mỹ Đức, An Thái (huyện An Lão), Thuận Thiên, Hữu Bằng, Đại Đồng, Minh Tân (huyện Kiến Thụy), Hòa Nghĩa, Hải Thành (quận Dương Kinh), Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải 2 (quận Hải An) của thành phố Hải Phòng, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.[2]
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ô-tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vào đường này, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn,21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.
Theo thiết kế này, các loại xe ô-tô, đặc biệt các xe công-ten-nơ siêu trường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tổng chi phí giao thông của các phương tiện, nhất là hao phí thời gian sẽ giảm mạnh.
Quyết định 1621/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao chính quyền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1665/TTg-CN ngày 17-10-2006.